Phương án thử nghiệm Nông nghiệp hữu cơ không dùng đất cát cho cây hành tỏi Lý Sơn - phương án 2
*Tại sao không dùng đất cát:
a. hút cát ngoài biển có hại cho môi trường biển, góp phần làm sạt lở bờ, góp phần làm hạn chế du lịch biển.
b. mua cát rất tốn tiền.
c. cát cũ không biết bỏ đâu, tốn tiền và công sức chở đi đổ; Bà con nào không chở đi thì đổ ra đường, làm đường cao - rẫy thấp => nước mưa lại chảy ngược vào rẫy, mang theo mầm mống sâu bệnh.
----------
* Không dùng cát thì lấy gì che rẫy, làm mát đất?
=> dùng lá cây và trồng cỏ
a. cỏ che đất giúp mát đất
b. chống xói mòn
c. hạn chế bốc hơi (nên giảm lượng nước tưới)
d. hạn chế cỏ dại
e. cỏ và lá cây phân hủy lại tạo thành mùn, góp phần tăng độ phì nhiêu của đất
f. cỏ che đất giúp tạo 1 môi trường phù hợp cho hệ vi sinh vật và côn trùng phát triển, góp phần tạo nên đa dạng sinh học, cân bằng tiểu hệ sinh thái, giúp hạn chế sâu bệnh hại
g. rễ cỏ giúp đất phía dưới tơi xốp, góp phần mang oxi vào đất
----------
* Phương án triển khai trên rẫy cũ đang canh tác thông thường
1. Cào bỏ toàn bộ lớp cát cũ
2. Bổ sung hoặc không 1 lớp đất bazan mới (chỉ làm 1 lần duy nhất)
3. Rải 1 lượng lớn phân hữu cơ vi sinh (hơn 2 tấn/1000m2; phân được ủ hoại từ phân bò, phân gà và vi sinh vật phân giải xenlulo, phân giải lân, cố định đạm, nấm đối kháng) (chỉ làm 1 lần duy nhất)
4. Phun khử trùng đất bằng chế phẩm vi sinh để hạn chế mầm mống sâu bệnh và bổ sung vi sinh vật có ích vào đất (Chỉ làm 1 hoặc 2 lần, sau đó không cần nữa)
5. Che đất và phân bằng lá cây băm nhỏ, lá cây này sau 1 tháng sẽ phân hủy thành mùn, giúp tăng độ phì nhiêu và độ tơi xốp cho đất (Chỉ làm vài lần, sau đó không cần làm nữa)
6. Che tiếp 1 lớp cây sậy (còn nguyên thân) để che đất và hạn chế gió bay (chỉ làm 1 lần duy nhất)
7. Trồng cỏ lạc vào rẫy, hàng cách hàng, cây cách cây 15-20cm (chỉ trồng 1 lần đầu sao cho cỏ mọc, lớn lên che kín mặt đất; có thể trồng lại 1 lần/5-6 năm)
8. Trồng cây xanh hàng rào và giăng lưới ngăn cách với bên ngoài để tránh lây thuốc bvtv hóa học và các yếu tố khác từ bên ngoài
9. Trồng cây thu hút và cây xua đuổi côn trùng
10. Xuống giống!
11. Đưa sinh vật thiên địch vào rẫy để góp phần cân bằng hệ sinh thái. (Thiên địch là các loài sinh vật được sử dụng để kìm hãm, diệt trừ các sinh vật gây hại)
12. Nhổ cỏ (tuyệt đối không dùng thuốc diệt cỏ hóa học)
13. Bón bổ sung phân hữu cơ cho cây vào các giai đoạn cần thiết (chỉ làm ở năm đầu hoặc năm 2, từ năm thứ 3 đất đã rất phì nhiêu đủ nuôi cây lớn, khỏe mạnh)
14. Phun các chế phẩm vi sinh để góp phần cân bằng hệ vi sinh vật và hạn chế tuyến trùng (chỉ làm ở năm đầu hoặc năm 2, từ năm thứ 3 hệ si sinh vật trong đất đã khá cân bằng)
15. Trường hợp sâu bọ tấn công mạnh, phun phòng ngừa và điều trị bằng thuốc sinh học (chế xuất từ thực vật, nấm,...)
16. Theo dõi rẫy thường xuyên để kịp thời điều chỉnh hệ sinh thái và áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp – IPM phù hợp với canh tác hữu cơ.