Phương án thử nghiệm Nông nghiệp hữu cơ thứ nhất cho cây hành tỏi Lý Sơn - Tháng 10/2017

1. Cào bỏ bớt 1 lớp cát cũ

2. Cào toàn bộ lớp cát pha và cát trắng thành từng hàng (cào qua lấp lại)

3. Rải 1 lượng lớn phân hữu cơ vi sinh (hơn 2 tấn/1000m2; phân được ủ hoại từ phân bò, phân gà và vi sinh vật phân giải xenlulo, phân giải lân, cố định đạm, nấm đối kháng)

4. Phun khử trùng đất bằng chế phẩm vi sinh

5. Lấp đất lại

6. Đợi khoảng 1 tháng để vi sinh vật nhân sinh khối và phát huy tác dụng cải tạo, cân bằng môi trường đất.

7. Trồng cây hàng rào ngăn cách với bên ngoài để tránh lây thuốc bvtv hóa học và các yếu tố khác từ bên ngoài

8. Trồng cây thu hút và cây xua đuổi côn trùng

9. Xuống giống tỏi Lý Sơn!

10. Đưa sinh vật thiên địch vào rẫy để góp phần cân bằng hệ sinh thái. (Thiên địch là các loài sinh vật được sử dụng để kìm hãm, diệt trừ các sinh vật gây hại)

11. Nhổ cỏ (tuyệt đối không dùng thuốc diệt cỏ hóa học)

12. Bón bổ sung phân hữu cơ cho cây vào các giai đoạn cần thiết

13. Phun các chế phẩm vi sinh để góp phần cân bằng hệ vi sinh vật và hạn chế tuyến trùng

14. Trường hợp sâu bọ tấn công mạnh, phun phòng ngừa và điều trị bằng thuốc sinh học (chế xuất từ thực vật, nấm,...)

15. Theo dõi rẫy thường xuyên để kịp thời điều chỉnh hệ sinh thái và áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp – IPM phù hợp với canh tác hữu cơ.

Cào giồng để bón lót phân hữu cơ

Rẫy tỏi sau khi được cào giồng để bón lót phân hữu cơ

Rẫy tỏi sau khi được cào giồng để bón lót phân hữu cơ

Lớp đất đỏ bazan trồng tỏi Lý Sơn

 

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận