Tỏi đen Lý Sơn Dori - Loại ít tép - Hộp 200g

Hết hàng

Mô tả

  • Tên gọi thông thường của nông dân Lý Sơn là: tỏi đen lên men từ tỏi 3 tép Lý Sơn.
  • Được chọn lọc từ những củ tỏi Lý Sơn 3-6 tép chất lượng cao nhất. Mỗi củ tỏi chỉ bao gồm 3 - 6 tép bên trong nên tép lớn hơn những củ tỏi thông thường. Đặc biệt là không có tép lõi nên rất dễ bóc vỏ, dùng tiện lợi hơn và tiết kiệm hơn.
  • Lên men hoàn toàn tự nhiên
  • Không chất bảo quản, không hóa chất
  • Công nghệ Nhật Bản, lên men chậm (45 ngày) nên chất lượng cao

2.2. Những công dụng của tỏi đen

     2.2.1  Tỏi đen Lý Sơn bảo vệ cơ thể chống ung thư và giảm cholesteron

Quá trình lên men dài đã biến tỏi bình thường thành một loại “siêu tỏi” (super-garlic). Hợp chất S-allylcysteine(một thành phần tự nhiên có trong tỏi tươi) và một dẫn xuất của amino acid cysteine được thấy có hàm lượng lớn hơn nhiều trong tỏi đen so với tỏi tươi. Hai thành phần đó có thể làm giảm cholesteron và giảm nguy cơ bị ung thư.

     2.2.2 Tỏi đen Lý Sơn có tác dụng bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng

Tỏi tươi chứa các tác nhân chống vi khuẩn, kháng sinh và chống các loại nấm trong thành phần hoạt động allicin của nó. Ở trong tỏi đen, S-allylcysteine hỗ trợ sự hấp thụ allicin, giúp cho sự hấp thụ, chuyển hóa allicin dễ dàng hơn, do đó thúc đẩy mạnh mẽ khả năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại vi khuẩn, vi rút xâm nhập, nhiễm trùng.

     2.2.3 Tỏi đen Lý Sơn còn có tác dụng bảo vệ cơ thể chống bệnh tật

Tỏi tươi là loại thực phẩm có tính chống ô-xy hóa rất cao. Tỏi đen Lý Sơn được chứng minh có đặc điểm chống ô-xy hóa cao gấp 2 lần tỏi tươi thông thường. Các chất chống ô-xy hóa bảo vệ tế bào khỏi bệnh tật, lão hóa, do đó được tin là có thể làm chậm lại quá trình lão hóa cơ thể. Khả năng chống ô xy hóa của tỏi đen rất cao giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn hại do các gốc tự do mang lại. Vì thế tỏi đen Lý Sơn trở thành loại thực phẩm lý tưởng để hỗ trợ điều trị cho các bệnh mãn tính (gây ra bởi các tế bào bị hư tổn do các gốc tự do) như bệnh tim, bệnh Alzheimer, các vấn đề về tuần hoànviêm khớp dạng thấp và nhiều loại bệnh mãn tính khác.

      2.2.4 Các tác dụng khác của tỏi đen Lý Sơn

Ngoài các tác dụng giống như tỏi thông thường, tỏi đen Lý Sơn còn có thêm những tác dụng rất quý. Các nghiên cứu về tác dụng sinh học của tỏi đen cho thấy các hợp chất sulfur hữu cơ, dẫn chất của Tetrahydro-β-carboline được hình thành từ quá trình lên men có hoạt tính mạnh, dọn gốc tự do và ức chế quá trình peroxy hoá lipid cao hơn tỏi thường.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy dịch chiết tỏi đen có hiệu lực mạnh kháng lại các tế bào khối u, do vậy có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị ung thư. Cơ chế tác dụng của tỏi đen không phải bằng cách trực tiếp gây độc tế bào mà thông qua con đường kích thích đáp ứng miễn dịch, loại trừ khả năng di căn của các tế bào khối u.

Nghiên cứu cũng chỉ ra tỏi đen giàu S-allyl-L-cysteine làm giảm sự phát sinh của khối u ruột kết và các tụ điểm ẩn khác thường, những dấu hiệu lâm sàng sớm nhất của ung thư ruột kết. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy tỏi đen có hiệu lực hoá liệu dự phòng đối với các tác nhân gây ung thư bằng cách ức chế sự nhân lên của tế bào khối u.

Ngoài ra, tỏi đen còn có tác dụng điều hoà đường huyết.

Sự lên men tỏi tươi để hình thành nên tỏi đen làm mất mùi hăng cay của tỏi tươi, làm cho tép tỏi trở nên ngon miệng hơn, dễ ăn hơn nhiều, đồng thời làm biến mất mùi hôi ở miệng sau khi ăn tỏi. Tỏi đen ăn ngay có hương vị như hoa quả sấy khô, ngọt và hơi dai, thường được dùng ăn kèm và trang trí trong nhiều món ăn ở các nhà hàng lớn. Ngoài ra, người ăn nhiều tỏi tươi, ngoài hơi thở nồng mùi tỏi ra, tỏi còn gây ra mùi cơ thể. Tỏi đen không có các mùi đó, thậm chí khi người dùng ăn nhiều tỏi đen để bổ sung sức khỏe cũng không có mùi.

Như vậy, tỏi đen vừa có tác dụng tốt với sức khỏe, vừa ăn ngon miệng. Vì thế nó ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong các nhà hàng chất lượng cao và trong nhiều món ăn trên thế giới

2.3 Đối tượng sử dụng tỏi đen Lý Sơn

- Người giảm sức đề kháng

- Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường đọc hại

- Bệnh nhân cao huyết áp, cholesterol cao, mỡ máu cao.

- Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường

- Bệnh nhân mắc bệnh về xương khớp

- Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính khác

2.4 Hướng dẫn sử dụng và cách bảo quản tỏi đen

- Ăn trực tiếp: mỗi ngày người trưởng thành có thể ăn trực tiếp từ hai đến ba củ tỏi đen để có tác dụng tuyệt vời với cơ thể. Với người già nên sử dụng từ 1 đến 2 củ là vừa đủ. Tốt nhất nên ăn riêng để tỏi phát huy hết được công dụng.

- Ăn tỏi đen ngâm rượu nếp không cồn cũng là một gợi ý đáng tham khảo. Mỗi ngày bạn uống từ 1- 3 lần với liều lượng khoảng 50ml.

- Ăn tỏi đen ngâm mật ong sẽ giúp hoạt tính được tăng cao. Bạn chỉ cần bóc khoảng 125–150g tỏi đen sau đó cho vào các lọ thủy tinh ngâm khoảng 3 tuần là có thể dụng được. Tỏi đen khi được kết hợp với mật ong có thể giúp điều trị cảm cúm, viêm họng, cảm lạnh,… rất hiệu quả.

- Uống nước ép tỏi đen nguyên chất cũng là gợi ý về cách ăn tỏi đen đúng cách. Bạn chỉ cần lấy khoảng từ 3 đến 6g tỏi cho thêm một chút nước ấm sau đó đem đi ép lấy nước uống.

- Cuối cùng, có thể dùng tỏi đen làm thành phần món ăn để cải thiện hương vị nếu cảm thấy quá khó ăn.

Bảo quản nơi khô mát, bảo quản tại ngăn mát tủ lạnh thì cành tốt.

2.5 Các đối tượng và trường hợp không nên dùng tỏi đen

Mặc dù công dụng của tỏi đen rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải lúc nào cũng tốt. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp không nên ăn tỏi đen. Cụ thể:

- Phụ nữ mang thai và những người có thể trạng nóng trong không nên sử dụng tỏi đen quá nhiều.

- Người có tiền sử dị ứng với tỏi hoặc người đang dùng thuốc chống đông máu được khuyến cáo không nên dùng loại củ này.

- Người mắc bệnh tiêu chảy hay huyết áp thấp.

- Người mắc các bệnh về mắt, thận, gan đều không quá lạm dụng tỏi đen.

- Để hiệu quả của tỏi đen được tác động tốt nhất tới cơ thể. Thời điểm ăn tỏi đen lúc nào tốt đó chính là ăn trong hoặc ngay sau bữa ăn. Điều này sẽ giúp dịch vị tiết ra nhiều.

Bình luận

Sản phẩm khác